Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
HỘI LHTN VIỆT NAM HỖ TRỢ CÁC DỰ ÁN, DOANH NGHIỆP DO THANH NIÊN LÀM CHỦ PHỤC HỒI SAU DỊCH COVID-19

Xác định việc hỗ trợ thanh niên, đặc biệt là các dự án thanh niên khởi nghiệp phục hồi sau đại dịch covid 19 là nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình công tác Hội và phong trào thanh thiếu niên, trong thời gian qua, Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh không ngừng đổi mới tổ chức triển khai nhiều chương trình, hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, khắc phục khó khăn hậu Covid -19, cho thanh niên và đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Ngay từ đầu năm 2023, Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh chỉ đạo các tổ chức Đoàn, Hội tập trung rà soát, vận động, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên có dự án khởi nghiệp, nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ thực hiện dự án. Kết quả, toàn tỉnh có trên 150 dự án khởi nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp… Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã thành lập Ban kiểm tra, thẩm định, rà soát các dự án và mô hình chọn lựa ra 03 dự án đủ điều kiện Hỗ trợ dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2023 bao gồm:

1. Dự án trồng lúa không cày bừa, tuần hoàn dinh dưỡng tại chỗ -Lương Văn Trường, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng.

anh tin bai

Mô hình cấy lúa không cày bừa của HTX thanh niên Nam Đại Dương ở tại 4 huyện: Vụ Bản, Trực Ninh, Nam Trực, Nghĩa Hưng đã có thể mang lại những hiệu quả tích cực. Những diện tích được gieo cấy theo các mô hình trên lúa phát triển bình thường so với các loại giống truyền thống, sản lượng tương đương, khả năng chống chịu sâu bệnh như nhau. Sản phẩm còn giúp người nông dân thu nhiều lợi ích như: Không cần ngâm ủ giống, mua về có thể gieo trực tiếp; chủ động thời gian, tránh được thời tiết bất lợi; mầm cây không bị gãy như mầm thóc truyền thống; đặc biệt đây là những sáng kiến giải quyết vấn đề nổi cộm là sức ép từ việc thiếu hụt lao động nông nghiệp, giảm chi phí, sức lao động cho người nông dân… Việc áp dụng các mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và khẳng định tỉnh sẽ tiếp tục có cơ chế khuyến khích hỗ trợ mô hình trong những năm tiếp theo.

          Kỹ thuật không cày bừa, tuần hoàn dinh dưỡng tại chỗ giúp người nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí cày bừa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Theo tính toán, người nông dân trồng lúa theo kỹ thuật này có thể tiết kiệm được khoảng 20% chi phí sản xuất.Dự án trồng lúa không cày bừa và tuần hoàn dinh dưỡng tại chỗ là một phương pháp canh tác bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và nâng cao hiệu suất sản xuất lúa. Dự án hỗ trợ đào tạo, cung cấp nguyên liệu, theo dõi và đánh giá hiệu quả, cũng như chia sẻ kinh nghiệm giữa các nông dân. Dự kiến dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích như tăng năng suất và chất lượng lúa, giảm sự tiêu thụ năng lượng và tài nguyên, bảo vệ môi trường và nâng cao kiến thức kỹ năng của nông dân.

          Dự án đã được Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hỗ trợ năm 2023 trị giá 10 triệu đồng. Ngoài ra Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã kết nối cho mô hình tham gia Cuộc thi Khởi nghiệp xanh.

2. Dự án trồng sen trên ruộng trũng - Bùi Văn Doanh, xã Giao Hà, huyện Giao Thuỷ

          Dự án trồng sen trên ruộng trũng là một phương pháp canh tác sáng tạo nhằm tận dụng và khai thác tốt nguồn tài nguyên ruộng trũng để trồng cây sen. Sen là cây có giá trị kinh tế cao và có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm và trang trí. Phương pháp này không chỉ tạo ra nguồn thu nhập cho nông dân mà còn giúp bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị kinh tế của khu vực.

anh tin bai

Mô hình trồng sen trên ruộng trũng tạo ra nguồn thu nhập bền vững và tăng cường sự đa dạng kinh tế trong khu vực.Bảo vệ môi trường và tăng cường sinh thái hệ ruộng trũng: Phương pháp trồng sen trên ruộng trũng giúp bảo vệ môi trường bằng cách tận dụng không gian trống của ruộng trũng và giảm sự sử dụng hóa chất trong canh tác. Ngoài ra, sen cũng có khả năng làm sạch nước và cung cấp một môi trường sống thuận lợi cho các loài sinh vật nước.Nâng cao giá trị kinh tế và phát triển du lịch: Sen là cây có giá trị kinh tế cao và có thể thu hút du khách. Dự án đặt mục tiêu tăng cường giá trị kinh tế của khu vực và khai thác tiềm năng du lịch từ hoạt động trồng sen trên ruộng trũng.

Đến nay, với diện tích 20 mẫu sen của gia đình anh Doanh cho thu hoạch 8 tấn sen tươi, 1,5 tấn sen khô, 1,5 tấn củ… với giá bán 50 nghìn đồng/kg sen tươi, 70 nghìn đồng/kg sen khô, 25 nghìn đồng/kg củ sen… cho thu lãi sau khi trừ chi phí đạt 300 triệu đồng/năm và tạo công ăn việc làm ổn định cho 10 lao động tại địa phương.

Ngoài sản phẩm thu hoạch như hoa, ngó, lá, thân, củ… mô hình trồng sen của anh Doanh còn là điểm du lịch sinh thái thu hút du khách đến tham quan, chụp ảnh. Với hiệu quả mô hình kinh tế từ trồng sen, anh Bùi Văn Doanh còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình với thanh niên trong xã, huyện và nhân dân khi có nhu cầu học hỏi, tham quan.

Với sự kiên trì, quyết tâm, không ngại gian khổ, thanh niên Bùi Văn Doanh đã gặt hái được những thành quả trong quá trình phát triển kinh tế gia đình. Qua đó, tiếp tục khẳng định được tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý chí vươn lên làm giàu của đoàn viên, thanh niên trong tỉnh.

Dự án đã được Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hỗ trợ trị giá 10 triệu đồng. Ngoài ra Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã kết nối cho mô hình tham gia Cuộc thi Khởi nghiệp Thanh niên Nông thôn toàn quốc do TW đoàn tổ chức và Cuộc thi Khởi nghiệp do Hội LHTN Việt Nam tổ chức.

anh tin bai

3. Dự án sản xuất giỏ hoa mây tre đan – Trần Văn Đức, xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh

Dự án sản xuất giỏ hoa mây tre đan là một hoạt động kinh doanh sáng tạo nhằm tận dụng và phát triển nguồn tài nguyên mây tre để sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm giỏ hoa đẹp mắt và thân thiện với môi trường. Giỏ hoa mây tre đan được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực trang trí nội thất, quà tặng và trang trí sự kiện.

anh tin bai

Mô hình tạo nguồn thu nhập bền vững cho lao động tại địa phương: Dự án nhằm tạo điều kiện cho các hộ gia đình và cộng đồng sản xuất và tiếp cận thị trường với các sản phẩm giỏ hoa mây tre đan, từ đó tạo ra nguồn thu nhập bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bảo vệ môi trường và khai thác bền vững tài nguyên mây tre: Phương pháp sản xuất giỏ hoa mây tre đan giúp tận dụng tài nguyên mây tre một cách bền vững và giảm thiểu sự sử dụng các nguyên liệu không thân thiện với môi trường. Đồng thời, việc khai thác và sử dụng mây tre đóng góp vào bảo vệ và phục hồi môi trường thiên nhiên.

Trong 1 lần đi trên đường nhặt được khung lẵng hoa bỏ đi; nhìn sản phẩm khá đơn giản, anh Trần Văn Đứctự hỏi “quê mình nhân công nhiều sao mà phải nhập hàng ở nơi khác về? Sao mình không thử tự làm?”. Nghĩ là làm. Anh Đức đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng cùng nhiều thiết bị phục vụ sản xuất như máy hàn, máy mộc pha chế gỗ, sắt làm khung và nhập nguyên liệu gỗ, tre nứa, mây, cói… để sản xuất lẵng hoa, giỏ hoa mây tre đan. Qua thời gian vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa học hỏi trên thị trường, từ chỗ chỉ sản xuất nhỏ hẹp trong phạm vi gia đình, anh Đức đã dần mở rộng 2 xưởng sản xuất giỏ hoa với diện tích 1.500m2, tạo việc làm cho 30 lao động thường xuyên và 100 lao động thời vụ. Năm 2023, doanh thu cơ sở sản xuất giỏ hoa Đức Thiện của anh dự kiến đạt 4 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 760-800 triệu đồng.

Mỗi Dự án đã được Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hỗ trợ 10 triệu đồng tiền mặt, ngoài ra Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã kết nối tham gia các hội chợ thương mại, hội chợ tiêu dùng để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật... với mong muốn đưa các dự án khởi nghiệp của thanh niên trong tỉnh vươn cao, vươn xa khẳng định được vị thế trong khu vực và quốc tế.

Ban Biên tập.

Cơ quan chủ quản: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Nam Định 
Địa chỉ: Số 154 - Trần Đăng Ninh - TP. Nam Định 
Điện thoại: 02283.849781, Fax: 02283.849781 
Email: Tinhdoannamdinh@gmail.com .
Website: http://Tinhdoan.namdinh.gov.vn 
Người chịu trách nhiệm chính: Đồng chí Triệu Văn Thái - Bí thư Tỉnh Đoàn Nam Định